Công ty Cổ Phần Thương mại và Sản xuất K-WON kwonnvn@gmail.com

6 cách chấm dứt tiểu đêm hiệu quả tại nhà

18/07/2023
Tiểu đêm gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt với người cao tuổi, tiểu đêm có khả năng sẽ gây nhiều mệt mỏi, khó chịu và làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng tiểu đêm hàng ngày? Hãy tham khảo 6 cách chấm dứt tiểu đêm hiệu quả ngay tại nhà dưới đây.

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm

Tiểu đêm còn được gọi là tiểu không kiểm soát hoặc tiểu đêm nhiều. Đây có thể là tình trạng ban đầu của các vấn đề chức năng sinh lý hoặc biểu hiện của bệnh lý liên quan đến thận. 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà gây ra triệu chứng tiểu đêm: 

  •  Cơ thể bị mất cân bằng dịch: Nếu bị mất cân bằng dịch trong cơ thể khiến lượng nước tiểu tăng trên 40ml/kg/24 giờ, người bệnh có thể đã uống quá nhiều nước hay rượu bia, bị đái tháo đường, suy thận mạn, tăng canxi máu hoặc dùng thuốc lợi tiểu ngay gần giờ đi ngủ. 
  • Triệu chứng của các bệnh thần kinh ở người cao tuổi:  Trong quá trình lão hoá, nam và nữ từ 60 tuổi trở lên có thể bị tiểu đêm hoặc tiểu không kiểm soát do mắc các bệnh như Parkinson, sơ cứng rải rác từng đám, hội chứng chèn ép tuỷ sống.
  • Chức năng cô đặc nước tiểu bị suy yếu: Con người có chức năng cô đặc nước tiểu giúp chúng ta có thể ngủ mà không phải thức dậy đi tiểu giữa đêm. Tuy nhiên, khi càng có tuổi thì chức năng này càng suy yếu, khiến người cao tuổi thường hay buồn tiểu khi đang ngủ. 
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị viêm nhiễm sẽ khiến bàng quang bị suy yếu, mất dần chức năng chứa nước tiểu, từ đó gây ra việc đi tiểu liên tục, đặc biệt là ban đêm.
  • Rối loạn hormone: Thay đổi hormone trong cơ thể, như trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh ở phụ nữ, có thể làm thay đổi hoạt động của bàng quang và gây ra tiểu đêm. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc loãng xương, hoặc thuốc bổ thận có thể gây ra tiểu đêm là tác dụng phụ. 
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nếu tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, thành bàng quang cũng dày lên, nên sẽ gặp khó khăn khi làm trống nước tiểu. 

Tiểu đêm gây mất ngủ trầm trọng cho người bệnh.

Phương pháp trị tiểu đêm tại nhà

  • Lên lịch uống nước chủ động 

Uống nước đều đặn vào các khung giờ cố định trong ngày. Điều này giúp bạn tránh việc cảm thấy khát quá mức trước khi đi ngủ. Giảm lượng nước vào buổi tối, đặc biệt là 2 tiếng trước khi đi ngủ

  •  Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh 

Người bệnh cần tăng cường bổ sung chất xơ và rau củ trong bữa ăn hằng ngày.

Hạn chế các loại thịt đỏ và thức ăn quá mặn, quá nhiều gia vị.

Tránh ăn các loại trái cây nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu sau 8 giờ tối. 

Không uống quá nhiều các nước uống có cồn như rượu bia hoặc cà phê vào buổi tối. 

  • Tập thói quen ngủ

Đi tiểu trước khi lên giường đi ngủ

Kê chân cao bằng gối hoặc chăn khi ngủ

Giữ tinh thần vui vẻ, tránh lo âu, suy nghĩ nhiều trước thời gian ngủ

  • Giảm cường độ hoạt động vào buổi tối 

Tránh tập luyện quá mức hoặc các hoạt động căng thẳng trước khi đi ngủ. 

Có thể đọc sách hoặc tập một vài động tác Yoga nhẹ 

Hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng đi tiểu đêm.

  • Điều chỉnh môi trường ngủ

Tạo một môi trường thoáng mát, yên tĩnh và ít ánh sáng để tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Sử dụng rèm cửa, bảo vệ âm thanh hoặc máy phát âm thanh để giảm tiếng ồn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

 

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đau lưng do ngồi nhiều: Mối nguy cơ thầm lặng của cuộc sống hiện đại
Đau lưng do ngồi nhiều đang trở thành vấn nạn sức khỏe đáng báo động, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão. Hình ảnh dân văn phòng, lập trình viên, game thủ... ngồi hàng giờ trước máy tính đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng thói quen tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra những cơn đau lưng âm ỉ, dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
04/09/2024
Xem thêm
Đau Dây Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ?
Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng phổ biến, gây ra những cơn đau từ lưng dưới lan xuống mông và chân. Nhiều người thắc mắc liệu việc đi bộ có giúp cải thiện tình trạng này hay không. Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này.
28/08/2024
Xem thêm
Tầm soát đột quỵ kịp thời: Cứu sống bạn và người thân
Tầm soát đột quỵ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm, giúp ngăn ngừa biến chứng nặng nề. Đừng chủ quan, hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng việc khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số chỉ số cần được lưu ý:
20/08/2024
Xem thêm
Điều Trị Parkinson Tại Nhà: Bạn Hoàn toàn Có Thể
Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh mạn tính, ảnh hưởng đến khả năng vận động, kiểm soát cơ bắp và cân bằng của người bệnh. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn Parkinson, nhưng việc kết hợp điều trị y tế với các phương pháp hỗ trợ tại nhà có thể giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh.
12/08/2024
Xem thêm
Uống Canxi Có Bị Mất Ngủ Không? - Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Bạn có thường xuyên mất ngủ và đang tìm kiếm nguyên nhân? Liệu việc bổ sung canxi có phải là thủ phạm gây ra tình trạng này?
06/08/2024
Xem thêm
Bệnh Nhược Cơ: Hiểu Rõ Để Đồng Hành
đây là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các thụ thể acetylcholine ở các khớp thần kinh cơ. Acetylcholine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp truyền tín hiệu từ thần kinh đến cơ. Khi các thụ thể này bị phá hủy, tín hiệu thần kinh không thể truyền đến cơ một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng yếu cơ.
26/07/2024
Xem thêm