Công ty Cổ Phần Thương mại và Sản xuất K-WON kwonnvn@gmail.com

Tầm soát đột quỵ kịp thời: Cứu sống bạn và người thân

20/08/2024
Tầm soát đột quỵ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm, giúp ngăn ngừa biến chứng nặng nề. Đừng chủ quan, hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng việc khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số chỉ số cần được lưu ý:

Chỉ số liên quan đến mỡ máu

  • Cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol lưu thông trong máu. Nó được tính bằng công thức:
    Cholesterol toàn phần = HDL (cholesterol tốt) + LDL (cholesterol xấu) + 20% chất béo trung tính (triglycerid)
    Cholesterol là một loại chất béo cần thiết cho cơ thể, nó giúp xây dựng các tế bào, sản xuất hormone và vitamin D. Tuy nhiên, lượng cholesterol quá cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ. Do đó, theo dõi và duy trì ổn định lượng cholesterol là quan trọng đối với sức khỏe Mức cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL được coi là bình thường.

  • LDL-cholesterol: Được gọi là "cholesterol xấu", Loại cholesterol này có xu hướng tích tụ trên thành động mạch, gây hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

  • HDL-cholesterol: Được gọi là "cholesterol tốt", HDL cholesterol hoạt động như một "người dọn dẹp", thu gom cholesterol dư thừa từ các mô và mạch máu, mang về gan để xử lý và đào thải ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa, tắc ngẽn động mạch. Ngoài ra HDL cholesterol có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, giúp giảm tình trạng viêm trong thành mạch máu, một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển xơ vữa động mạch.

Chỉ số liên quan đến đông máu

Đông máu là một quá trình sinh lý bình thường giúp cơ thể ngăn chặn mất máu khi bị thương. Tuy nhiên, khi quá trình đông máu diễn ra không bình thường, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đột quỵ. Khi một cục máu đông hình thành và bị tắc nghẽn trong một mạch máu não, nó sẽ chặn dòng máu đến một vùng não nhất định. Điều này dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây tổn thương và chết tế bào não, gây ra đột quỵ.

  • Thời gian prothrombin (PT): Đo thời gian máu đông lại qua con đường ngoại sinh. Con đường này được kích hoạt khi máu tiếp xúc với bề mặt tổn thương.
  • INR (International Normalized Ratio): Là một cách để chuẩn hóa kết quả xét nghiệm PT, giúp so sánh kết quả giữa các phòng xét nghiệm khác nhau. INR thường được sử dụng để theo dõi điều trị bệnh đông máu.
  • Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT): Đo thời gian máu đông lại qua con đường nội sinh. APTT tăng cao có thể do thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, XI, XII hoặc sự hiện diện của chất chống đông.
  • Fibrinogen: Là một protein quan trọng trong quá trình đông máu. Nồng độ fibrinogen thấp có thể gây ra tình trạng chảy máu.
  • Số lượng tiểu cầu: Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo cục máu đông. Số lượng tiểu cầu thấp có thể dẫn đến tình trạng chảy máu và ngược lại.

Các chỉ số khác

  • Đường huyết: Đường huyết cao không kiểm soát được có thể làm tổn thương các mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Các chỉ số chức năng thận: Suy thận là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận. Khi thận không hoạt động tốt, nhiều chất thải và chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ.

Những đối tượng nên thường xuyên tầm soát đột quỵ: Ngăn ngừa bệnh sảy ra.

  1. Người Lớn Tuổi (Trên 50 Tuổi): Đặc biệt là người lớn tuổi có bệnh nền kèm theo hoặc có thói quen xấu, lối sống kém lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ít vận động, béo phì.
  2. Người Từng Bị Đột Quỵ: Bệnh nhân từng bị đột quỵ cần tầm soát để tìm nguyên nhân tạo ra cục máu đông hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não.
  3. Người Bị Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIA): Các triệu chứng tương tự như cơn đột quỵ (tê yếu tay chân, nói khó, rối loạn thăng bằng, đau đầu dữ dội) xảy ra trong khoảng thời gian ngắn sau đó tự hết.
  4. Người Bị Đái Tháo Đường: Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ.

Các căn bệnh thường là nguyên nhân gây ra đột quỵ bao gồm:

1. Cao huyết áp:

Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Huyết áp cao làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông và làm vỡ mạch máu.

2. Bệnh mạch vành:

Bệnh mạch vành là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho cơ tim hị hẹp hoặc tắc nghẽn. Các cục máu đông hình thành trong tim có thể di chuyển lên não và gây tắc nghẽn mạch máu não.

3. Rối loạn nhịp tim:

Khi bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là các loại rung nhĩ, máu trong tâm nhĩ không được bơm ra khỏi tim một cách hiệu quả. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông. Các cục máu đông này có thể di chuyển theo dòng máu lên não và làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra đột quỵ.

4. Bệnh tiểu đường:

  • Tăng huyết áp: Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ tăng huyết áp, là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch và huyết khối: Đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch và huyết khối phát triển, gây tắc nghẽn hoặc nứt vỡ các mạch máu nuôi não và dẫn đến đột quỵ

5. Mỡ máu cao:

Mỡ máu cao kéo dài sẽ hình thành mảng bám tích tụ trong mạch máu, được gọi là xơ vữa động mạch, khiến máu khó lưu thông, gây tắc nghẽn làm tăng nguy cơ đột quỵ.

4. Tái sinh sau Đột Quỵ: Chìa khóa vàng cho cuộc sống mới

Từ năm 2022, K-WON chúng tôi đã đưa phương pháp mới từ Hàn Quốc để hỗ trợ điều trị, phục hồi cho các bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam. Phương pháp này hỗ trợ cải thiện chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và sinh hoạt của người bệnh.

  • Phát hiện sớm: Phương pháp này giúp tầm soát, đánh giá nguy cơ đột quỵ dựa trên các chỉ số đã được đề cập ở trên.
  • Hỗ trợ điều trị: cải thiện chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và sinh hoạt của người bệnh.

>> Chăm sóc sức khoẻ chủ động ngay khi còn có thể

Điểm độc đáo của phương pháp này là sự kết hợp các kỹ thuật tiên tiến mới nhất trong y học Hàn Quốc:

  • Kích thích thần kinh bằng dòng điện sinh học từ máy tiên tiến của Hàn Quốc: Giúp kích thích các tế bào thần kinh, khai thông kinh lạc, làm mềm cơ, giãn cơ, đào thải độc tố.

  • Sử dụng tinh chất Nọc rắn (đặc quyền): đưa tinh chất nọc rắn vào các điểm viêm, nhiễm trên cơ thể. Giúp giảm đau, tiêu viêm.

    • Tác dụng của nọc rắn

      • Phòng ngừa, phục hồi, cải thiện các bệnh lý hệ thần kinh, cơ xương, khớp
      • Kháng viêm, giảm đau, chống phù nề
      • Giảm đau trên các bệnh nan y
  • Kết hợp các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc cho quá trình hỗ trợ điều trị.

    • K365

      • Hỗ trợ đào thải và thanh lọc độc tố toàn bộ tế bào máu. Đào thải cặn bẩn trong máu và những kim loại nặng bị nhiễm.
      • Đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh, kích thích các tín hiệu thần kinh.
      • Phục hồi nhanh các vùng đau cứng cơ xương khớp.
      • Hỗ trợ tăng cơ dây thần kinh, cơ đầu gối, làm mềm cơ, dãn cơ, đả thông kinh lạc đột quỵ.

  • Actogen Gold

    • Hỗ trợ phòng ngừa tai biến, đột quỵ ở cả 3 giai đoạn:Khởi phát, toàn phát, di chứng
    • Làm tan máu tụ, máu đông trong cơ thể. Giãn nở thành mạch máu và bền thành mạch máu giúp máu lên não tốt hơn, máu lên tim tốt hơn. Phòng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
    • Ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch
    • Giảm Cholesterol xấu. Ổn định huyết áp, điều hoà nhịp tim

"Đừng để đột quỵ cướp đi những khoảnh khắc quý giá của bạn. Hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tầm soát đột quỵ định kỳ là bước đầu tiên quan trọng. Liên hệ với chúng tôi để đặt lịch hẹn tầm soát ngay!"

↪️ Xem thêm:

-----------------------------------------------------

Chúng tôi rất vui mừng khi giúp đỡ được rất nhiều bệnh nhân phục hồi được chức năng, và tự vận động. Chi tiết tại: https://www.youtube.com/@kwonvietnam 

Liên hệ ngay với K-WON để được điều trị sớm và tích cực nhất.
Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Kwon
Hotline: 0337.609.263 - 1900.25.22.55



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đau lưng do ngồi nhiều: Mối nguy cơ thầm lặng của cuộc sống hiện đại
Đau lưng do ngồi nhiều đang trở thành vấn nạn sức khỏe đáng báo động, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão. Hình ảnh dân văn phòng, lập trình viên, game thủ... ngồi hàng giờ trước máy tính đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng thói quen tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra những cơn đau lưng âm ỉ, dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
04/09/2024
Xem thêm
Đau Dây Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ?
Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng phổ biến, gây ra những cơn đau từ lưng dưới lan xuống mông và chân. Nhiều người thắc mắc liệu việc đi bộ có giúp cải thiện tình trạng này hay không. Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này.
28/08/2024
Xem thêm
Điều Trị Parkinson Tại Nhà: Bạn Hoàn toàn Có Thể
Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh mạn tính, ảnh hưởng đến khả năng vận động, kiểm soát cơ bắp và cân bằng của người bệnh. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn Parkinson, nhưng việc kết hợp điều trị y tế với các phương pháp hỗ trợ tại nhà có thể giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh.
12/08/2024
Xem thêm
Uống Canxi Có Bị Mất Ngủ Không? - Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Bạn có thường xuyên mất ngủ và đang tìm kiếm nguyên nhân? Liệu việc bổ sung canxi có phải là thủ phạm gây ra tình trạng này?
06/08/2024
Xem thêm
Bệnh Nhược Cơ: Hiểu Rõ Để Đồng Hành
đây là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các thụ thể acetylcholine ở các khớp thần kinh cơ. Acetylcholine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp truyền tín hiệu từ thần kinh đến cơ. Khi các thụ thể này bị phá hủy, tín hiệu thần kinh không thể truyền đến cơ một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng yếu cơ.
26/07/2024
Xem thêm
Ung thư phổi: Nỗi ám ảnh và chìa khóa giải mã cho hy vọng
Ung thư phổi - căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, với kiến thức và tầm soát sớm, hy vọng chiến thắng căn bệnh này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về ung thư phổi, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
23/07/2024
Xem thêm